XtGem Forum catalog
CHATTHUGIAN.MOBIE.IN
kính chào qúy khách

TRANG CHỦ
Truyện Teen   Ngôn Tình   Đam Mỹ   Bách Hợp   Tử Vi   Truyện Tranh  
Facebook  Xổ Số  Dịch  Tải Game  Báo  Tiền Ảo Bitcoin 

 HOÀN CHÂU CÁCH CÁCH


 phan 22

 Tiểu Yến Tử trừng mắt với Tử Vy.
 – Mi nói gì ngu vậy? Tử Vy. Mi quên là bà ta đã từng đánh ngươi ư. Còn xin xỏ giùm nữa. Bữa đó ta thấy ngươi bị đánh đến sưng cả má. Đây là cơ hội cho ngươi trả thù mà mi lại không chịu ư?
 Tử Vy lắc đầu:
 – Cát cát, nô tỳ không muốn làm điều đó!
 Tiểu Yến Tử ngạc nhiên, quay qua nhìn Dung ma ma, vẫn chưa nguôi giận, nên nói:
 – Ngươi bỏ qua, nhưng còn nợ của Kim Tỏa phải thanh toán thôi.
 Kim Tỏa vội bước tới, nói:
 – Cát cát! Nô tỳ cũng giống như Tử Vy. Cô ấy không chịu thì nô tỳ cũng không muốn trả thù.
 Tiểu Yến Tử nghe vậy, tức quá, giậm chân:
 – Trời ơi ở cái Thấu Phương Trai của ta sao toàn là lũ hèn không vậy? Chỉ biết tội nghiệp cho người khác, còn bản thân mình cứ chịu thiệt thòi.
 Rồi quay sang Vĩnh Kỳ. Tiểu Yến Tử hỏi:
 – Ngũ A Ca. Ngũ A Ca thấy thế nào?
 Vĩnh Kỳ bước tới trước mặt Dung ma ma nói:
 – Dung ma ma! Hôm nay ta và Hoàn Châu cát cát tha cho ngươi một lần. Nhưng sự tha thứ này không phải vì có Trại Oai ngăn cản. Bởi vì Trại Oai dù có võ nghệ cao cường đến đâu, cũng không dám động thủ với chủ nó đâu. Ngươi phải biết cái sự thật đó. Mà hôm nay ta tha cho ngươi vì tuổi tác ngươi đó, vì ở cái tuổi ngươi mà bị ăn đòn thì còn mặt mũi gì với đám cung nữ đứng quanh đây? Ngươi đã lớn tuổi rồi, làm việc ở đây cũng lâu năm, nên ta tha. Nhưng hãy ngồi mà suy nghĩ cho kỹ đi. Đứng phía đối lập với ta, với Hoàn Châu cát cát. Ngươi có lợi lộc gì? Hay là gặp hại? Nghĩ kỹ đi rồi hãy hành động nhé!
 Dung ma ma nghe nói tái cả mặt, cúi đầu nói:
 – Cảm ơn Ngũ A Ca đã tha cho không phạt. Nghe Ngũ A Ca và cát cát khuyên dạy, nô tỳ đã biết lỗi rồi.
 Tiểu Yến Tử thấy Dung ma ma chỉ cúi người. Không buông tha, hét:
 – Quỳ hẳn xuống!
 Dung ma ma đành quỳ xuống. Tiểu Yến Tử trừng mắt nói:
 – Ta cảnh cáo cho ngươi biết, đừng tưởng mình có thế có thần là vượt qua tất cả. Hãy nhớ là, đi đêm mãi là có ngày gặp ma. Bữa nay Ngũ A Ca tha cho ngươi, Tử Vy và Kim Tỏa cũng muốn vậy, nên ta tha cho ngươi. Và ta báo cho ngươi rõ. Bữa nay ta đến bên Ngũ A Ca ngồi chơi đấy, ngươi cứ về bẩm báo lại cho chủ ngươi rõ. Khỏi cần phải tiếp tục theo dõi làm gì. Còn nếu Hoàng hậu nương nương rảnh rỗi muốn sang đấy đùa giỡn thì cứ đến tham gia chung cho vui. Chớ có lén lén lút lút theo dõi người khác. Với ta chẳng nghĩa lý gì cả. Đừng tiếp tục, vô duyên lắm.
 Tiểu Yến Tử nói xong, quay sang đám Tử Vy ra lệnh:
 – Thôi bọn mình đi!
 Và cả bọn, kể cả Vĩnh Kỳ tiếp tục kéo nhau đi về phía trước. Kim Tỏa, Minh Nguyệt, Thể Hà, Tiểu Đặng Tử, Tiểu Trác Tử khoái chí ra mặt, họ cảm thấy như trả được một món thù xưa. Còn Dung ma ma quỳ đó ủ rũ như con gà mắc nước. Không dám nhìn ai cả.
 Sau khi dạy được cho Dung ma ma một bài học. Tiểu Yến Tử rất đắc ý cùng Tử Vy và Vĩnh Kỳ bước vào thư phòng của Vĩnh Kỳ.
 Vừa bước vào đã thấy Nhĩ Khang và Nhĩ Thái cũng có mặt ở đấy. Tiểu Yến Tử vừa nhìn thấy hai huynh đệ nhà họ Phước, đã mừng rỡ reo lên.
 – Mấy người có biết không, bọn này vừa đụng với Dung ma ma một trận. Tôi với Ngũ A Ca đã làm bà ta một mách. Coi như trả được một nửa mối thù, cũng hả hê!
 Nhĩ Thái hỏi:
 – Sao lại chỉ một nửa!
 – Đúng ra thì tôi đã có thể đánh bà ta mấy tát tai, để bà ta phồng mỏ lên trước mặt đám cung nữ cho bõ ghét, coi như xong nợ. Không ngờ, Tử Vy lại cản tôi rồi Ngũ A Ca cũng cho là bà ta đã lớn tuổi, hãy để lại một chút sỉ diện… đủ thứ. Kết quả là tôi đành phải nể tình nhẹ tay. Vì vậy mà cơn giận chỉ mới vơi được có một nửa. Nghĩa là mới trả được nửa mối thù.
 Nhĩ Khang nghe nói, giật mình:
 – Trời ơi sao lại chỉ vì một sự hả dạ nhất thời mà làm hại việc lớn vậy?
 Tiểu Yến Tử tròn mắt:
 – Cái gì nhất thời mà cái gì việc lớn? Tôi chẳng hiểu gì cả.
 Trong khi Vĩnh Kỳ nói:
 – Lúc đó chẳng làm sao nhịn được. Mà tôi cũng tán đồng cái cách làm việc của Tiểu Yến Tử. Phải dằn mặt để Dung ma ma biết là đâu phải dễ ăn hiếp. Có mặt cát cát và cả một hoàng tử mà mụ còn chưa nể, còn kênh kiệu, thấy ghét.
 Nhĩ Khang lắc đầu nhìn Tử Vy:
 – Nhưng mà các người quậy tung lên như vậy, rồi lát nữa Hoàng hậu sẽ kéo đến đây. Lúc đó, ta làm sao nói chuyện, hay vui vẻ được?
 Tiểu Yến Tử nghe vậy, đẩy Tử Vy đến trước mặt Nhĩ Khang:
 – Thôi thì, các người có chuyện gì muốn nói cứ nói nhanh đi. Bọn này kéo hết ra ngoài cửa canh cho hai người tâm sự. Bao giờ nghe tôi ho một tiếng là biết họ đang đến đấy nhé.
 Rồi quay qua Vĩnh Kỳ, Nhĩ Thái, Yến Tử nói:
 – Nào, bọn mình ra ngoài để họ nói chuyện riêng đi.
 Tử Vy nghe vậy đỏ mặt:
 – Mọi người ngồi đây nói chuyện cho vui, đừng đi đâu cả.
 Tiểu Yến Tử trêu:
 – Nếu vậy rồi những lời thì thầm cô làm sao có thể phát biểu tự nhiên trước mọi người.
 Tử Vy đỏ mặt thêm:
 – Muội… muội làm gì có chuyện gì thì thầm?
 Tiểu Yến Tử quay qua Nhĩ Khang:
 – Vậy thì Nhĩ Khang làm sao thì thầm với muội được?
 – Làm gì có!
 Tiểu Yến Tử nhìn Tử Vy rồi Nhĩ Khang hỏi:
 – Chắc không? Nếu vậy tôi ở lại đây, lúc đó đừng có hối hận nhé?
 Nhĩ Khang nghe vậy chỉ còn nước bước tới rạp người bái Tiểu Yến Tử. Nhĩ Thái thấy vậy cười to.
 – Thôi Tiểu Yến Tử, đừng có làm mất thì giờ của người ta mà, chúng ta đi ra ngoài thôi!
 Tiểu Yến Tử cười to theo, rồi cùng Nhĩ Thái, Vĩnh Kỳ bước ra ngoài.
 Trong phòng chỉ cón lại hai người Tử Vy và Nhĩ Khang. Nhĩ Khang xúc động nắm tay Tử Vy, hỏi:
 – Nghe nói Hoàng thượng đã đánh cờ với muội suốt cả đêm, đúng không.
 Tử Vy vui vẻ gật đầu, Nhĩ Khang cười nói:
 – Muội chưa hề cho huynh biết là muội cũng biết đánh cờ. Vậy là có nhiều chuyện thuộc về muội huynh còn chưa biết. Muội giống như một đại dương sâu thẳm vậy.
 Tử Vy nghe nhắc đến vua Càn Long, chợt vui mừng nói:
 – Bây giờ thì muội mới biết tại sao mẹ muội chịu lãng phí cả một cuộc đời để chờ cha, và lúc sắp chết lại trối trăn bắt phải đi tìm tìm cha cho được. Cha muội rõ là một người học rộng, có sự hiểu biết thông thái, muội rất khâm phục ông ấy. Vì vậy mỗi lần nghĩ đến cha là lòng muội ngập đầy hạnh phúc. Lần thứ ba khi người hỏi đến mẹ, muội đã run rẩy không nói được thành lời. Nếu không vì sự an nguy của Tiểu Yến Tử, có lẽ muội đã khai toạc ra cả.
 Nhĩ Khang chăm chú nghe Tử Vy nói, vừa vui vừa lo.
 – Huynh đã biết ngay từ đầu. Cái hào quang của muội dù núp dưới dạng nào cũng đều tỏa sáng. Nhưng huynh thật bất ngờ. Không liệu được sự việc lại tiến triển nhanh đến vậy. Lúc muội vào cung. Huynh vừa mừng, vừa lo. Mừng là vì biết muội là người dễ phục nhân tâm, nhưng lo là vì ở trong cung, sự hiểm nguy luôn rình rập. Sợ là một ngày nào đó, Hoàng thượng yêu quý muội quá sẽ trở thành bất lợi cho muội. Vì vậy, Tử Vy, muội phải cẩn thận.
 – Muội biết, lúc nào muội cũng hết sức cẩn thận, muội luôn cẩn thận để bảo vệ cả muội và Tiểu Yến Tử nữa.
 Nhĩ Khang nghe nói rất yên tâm, quay sang chuyện khác:
 – Thế trong đấy muội có nhớ huynh không?
 Tử Vy lắc đầu, e thẹn:
 – Không.
 Nhĩ Khang lại hỏi:
 – Thế có lời thì thầm gì muốn nói cho huynh biết không?
 Tử Vy cúi đầu nói:
 – Có một câu.
 – Nói đi!
 Tử Vy nói như thở vào tai Khang:
 – Đó là nói không nhớ là giả đấy!
 Nhĩ Khang xúc động ghì Tử Vy vào lòng. Hai người cứ thế bịn rịn bên nhau. Một lúc Tử Vy nói.
 – Có một việc cứ vấn vương trong lòng, muốn nhờ huynh gỡ hộ cho.
 – Việc gì đấy?
 – Có lẽ lâu lắm muội chẳng thể nào gặp được huynh muội Liễu Thanh, Liễu Hồng. Hôm trước nhờ hai huynh muội họ giấu giùm bọn muội ở ngôi nhà tranh kia. Rồi bị các huynh tìm thấy đưa thẳng vào đây, muội đã mất liên lạc với họ. Từ đó không nói được một lời chia tay nào cả. Điều đó làm muội hết sức bứt rứt. Vì vậy muốn nhờ huynh nên đến gặp họ, cho biết muội vẫn bình an và hãy ghé qua Đại Tạp Viện thăm những người ở đấy.
 Nhĩ Khang nhìn Tử Vy xúc động, hứa:
 – Vâng, huynh biết.
 Giữ đúng lời hứa, ngày hôm sau, Nhĩ Khang mang một số tiền lớn đến Đại Tạp Viện, trao cho Liễu Thanh nói.
 – Số tiền này là của Tiểu Yến Tử và Tử Vy nhờ tôi mang đến đưa cho huynh. Trong đó tất cả có năm mươi lạng bạc, số tiền này bọn họ muốn nhờ huynh tìm giùm một chỗ nào rộng rãi một chút, để cho tất cả người nghèo ở đây có được một nơi ở thoải mái, sạch sẽ.
 Liễu Thanh không hiểu ý, trừng mắt:
 – Có nghĩa là huynh muốn mọi người trong Đại Tạp Viện này phải sơ tán đi nơi khác đúng không?
 Nhĩ Khang nói:
 – Không phải như vậy mà chỉ là muốn người già có một nơi an dưỡng tử tế, trẻ con thì có một sân chơi rộng rãi. Nếu không tìm được nơi thích hợp, thì với số tiền này đử để mua đất, cất nhà. Nhưng cái nơi mới đến cần phải xa nơi này, càng xa càng tốt.
 Liễu Thanh thấy có điều bí ẩn trong chuyện, nên nói với Nhĩ Khang:
 – Thôi chúng ta đi tìm một nơi nào khác nói chuyện đi!
 Và hai người đi ra vùng ngoại ô. Đứng trên một quả đồi, ở đấy chẳng có ai ngoài hai người cả. Liễu Thanh nghiêm nghị nói:
 – Huynh nói thật cho ta biết Tiểu Yến Tử và Tử Vy hiện nay ra sao rồi?
 Nhĩ Khang cười:
 – Cái chuyện đó tôi không nói cho huynh biết được đâu. Huynh chỉ cần biết một điều họ hiện sống rất vui vẻ. Và như vậy là ở Đại Tạp Viện các huynh, đã có hai người vào cung. Chuyện đó hay mà cũng không hay, nếu tin loan truyền ra sẽ làm cho nhiều người chú ý. Và vì sự yên ổn của mọi người, tôi mới đề nghị bọn huynh dời đi.
 Liễu Thanh cười nhạt nói:
 – Huynh tưởng bọn này chẳng biết gì cả sao mà giấu, nè nhé, để tôi nói huynh nghe. Cát cát giả đã vào cung. Sau đó huynh đưa cát cát thật vào phủ. Bây giờ, huynh lại đưa Tử Vy tiếp tục vào cung, định để Hoàng thượng có thêm một cô cát cát nữa chứ gì?
 Nhĩ Khang nghe nói giật mình:
 – Ai nói những điều đó cho các người biết?
 Liễu Thanh cười, tiếp:
 – Huynh đừng quên. Tiểu Yến Tử sống ở Đại Tạp Viện năm sáu năm nay. Mọi chuyện tôi đều rõ. Còn Tử Vy, thì mới vào đấy. Mà ngày nào cũng có vẻ trông ngóng chuyện đi tìm cha. Và lúc hai người thì thầm to nhỏ. Một phần câu chuyện cũng bị lộ ra ngoài. Đến lúc Tiểu Yến Tử mất tích rồi trở thành cát cát. Tử Vy thì lăn xả vào cái đám tuần hành của vua để làm gì? Sau đó lại ở luôn trong phủ các huynh, không trở về nữa… Rồi chuyện kéo dài đến ngày hôm nay. Nếu tôi không hiểu điều gì đã xảy ra thì có phải tôi chỉ là một thằng khờ không?
 Nhĩ Khang gật đầu, thành thật nói vời Liễu Thanh:
 – Tử Vy bảo huynh là hiệp khách, có chuyện gì khó khăn là tìm huynh, còn Tiểu Yến Tử lại muốn đưa cả hai huynh muội huynh vào cung làm thị vệ. Họ đều coi trọng huynh. Bây giờ tôi mới biết tại sao? Quả họ đã không nhầm người.
 Liễu Thanh nghe Nhĩ Khang ngợi ca nóng mũi, thấy tự hào, nhưng vẫn giả vờ hỏi:
 – Thế ư? Họ đều nói vậy chứ?
 Nhĩ Khang nhìn Liễu Thanh, thành thật:
 – Vâng họ đã nói như vậy. Huynh là người thông minh phân tích rõ được sự việc như vậy, tôi chẳng có gì giấu huynh cả. Tiểu Yến Tử với Tử Vy là một trường hợp rồng rắn lộn xộn. Đúng ra Tử Vy mới thật là Hoàn Châu cát cát. Lúc này bọn tôi để Tử Vy vào cung là muốn trả lại sự thật cho mọi người, ý tôi muốn là Tử Vy nhận được cha, nhưng Tiểu Yến Tử vẫn bình an. Không gặp sự nguy hiểm nào cả.
 Liễu Thanh nghĩ ngợi, sự thắc mắc đã được giải quyết, gật gù nói:
 – Ngay lúc đầu bọn tôi đã thấy Tử Vy khác người, thì ra cô ấy đúng là cát cát thật!
 – Tôi mong rằng rồi huynh sẽ giữ kín được bí mật này.
 Liễu Thanh có vẻ không vui:
 – Huynh nghĩ tôi là người gì mà dặn dò kỹ thế? Tôi đâu phải là kẻ nhiều chuyện?
 – Đương nhiên là không phải. Tôi nào dám nói xấu huynh, vì tôi còn nợ huynh nhiều quá, nhất là những sự giúp đỡ dành cho Tử Vy.
 Liễu Thanh cười:
 – Các người đều lo cho sự an toàn của Tiểu Yến Tử và Tử Vy chứ gì?
 Nhĩ Khang thành thật:
 – Chúng tôi bảo vệ họ bằng tất cả sinh mệnh mình.
 Liễu Thanh gật đầu, rồi nói:
 – Vậy thì, tôi sẽ lo bão vệ những người ở Đại Tạp Viện. Huynh yên tâm. Trong vòng mười ngày nữa. Tất cả những người trong Đại Tạp Viện sẽ mất tích cả. Các huynh sẽ không phải lo chuyện bí mật bị lộ. Còn nếu có điều gì muốn tìm tôi, thì cứ đến cái nơi mà Tử Vy từng ở nhắn với ông già Trương ở đó, là có mặt tôi ngay. Hãy biết rằng không phải chỉ có các người, mà bọn tôi cũng rất quan tâm đến sự an nguy của Tiểu Yến Tử.
 Nhĩ Khang cảm kích:
 – Tử Vy nói huynh là con người nghĩa hiệp. Điều đó quả là không sai.
 Liễu Thanh cười. Hai người đàn ông không cần nói nhiều nhưng đã hiểu ý nhau.
 Tiểu Yến Tử từ lúc có Tử Vy vào cung làm bạn, lại trả thù được Dung ma ma, là cảm thấy vô cùng hả hê, thỏa mãn. Vì vậy những lời cảnh cáo của Nhĩ Khang chẳng bỏ vào tai. Hôm ấy, Tiểu Yến Tử huy động hết mấy cô gái trong Thấu Phương Trai, rồi mang thêm một đống vải lụa ra phòng khách, bắt tất cả cắm cúi may may, vá vá cả buổi trời.
 Tử Vy cũng có trong số đó, vừa may vừa nói:
 – Tiểu Yến Tử này. Muội cảm thấy là tỉ tỉ cho may cái này chẳng có ích lợi gì đâu. Biết có sử dụng được không?
 Tiểu Yến Tử gạt ngang:
 – Sao lại không? Ta nói cho ngươi biết, đến khi may xong. Mỗi đứa sẽ cột vào gối mình hai cái. Ta đã suy nghĩ điều này lâu lắm rồi mới nảy ra ý chứ bộ. Hãy nghĩ cho kỹ đi. Ngày nào cũng từ tối đến sáng, sáng đến tối bắt quỳ liên tục. Mình cũng phải bảo vệ cái đầu gối của mình chứ? Mà ta nghĩ hoài, nghĩ mãi vẫn không hiểu được. Hoàng A Ma thông minh sáng suốt như vậy, mà sao đụng chút lại cứ bắt người ta quỳ. Có lợi ích gì đâu?
 Tử Vy thắc mắc:
 – Tỉ tỉ mang thứ này trên hai đầu gối. Đi tới đi lui chẳng thấy khó chịu ư?
 Kim Tỏa đã may xong một đôi, đưa cho Tiểu Yến Tử, hỏi:
 – Cát cát, cát cát có muốn thử một chút không?
 – Được!
 Tiểu Yến Tử thích chí nói, rồi ngồi xuống. Bắt Kim Tỏa mang vào đầu gối cho mình. Phải có cả Minh Nguyệt, Thể Hà phụ mới xong. Kim Tỏa nói:
 – Xong rồi đấy. Cát cát thấy thế nào? Có cộm nhiều lắm không? Nếu có tôi sẽ sửa lại một chút.
 Tiểu Yến Tử cột xong, kéo ống quần xuống, đứng dậy. Cô nàng nhảy tới nhảy lui trong phòng, rồi thích chí cười lớn:
 – Ha ha! Tuyệt lắm! Tuyệt lắm! Đi cũng nào có bận bịu lắm đâu?
 Vừa nói vừa nhảy, rồi quỳ xuống, lại cười:
 – Đấy thấy không, ở gối như có hai miếng bông tha hồ mà quỳ! Thôi tất cả hãy làm nhanh lên, nhanh lên. Ta còn đem tặng cho những người khác nữa. Đây là sáng tác độc quyền của ta đấy nhé. Ta đặt cho nó cái tên “Quỳ dễ dàng”. Mỗi người trong Thấu Phương Trai ta đều mang một đôi. Còn dư ta sẽ mang tặng cho Ngũ A Ca, Nhĩ Khang, Nhĩ Thái, Tiểu Thuận Tử, Tiểu Quế Tử, Lạp Mai, Đông Tuyết… Người nào họ cũng cần có một đôi. Các người hãy suy nghĩ đi. Ở đây còn đỡ, có khi đang đi ngoài đường, đá lục cục bị bắt quỳ. Mấy lần gối ta cứ bị bầm tím cả lên.
 Tử Vy cười, lắc đầu:
 – Tỉ tỉ đừng có tặng ai cả. Đám Ngũ A Ca họ mà nhận được quà của tỉ tỉ là họ sẽ ôm bụng cười lăn cho xem. Muội bảo đảm với tỉ tỉ là rồi trong bọn họ chẳng ai mang cái thứ này của tỉ tỉ đâu.
 Tiểu Yến Tử trợn mắt:
 – Sao vậy? Một đồ vật thực dụng thế này sao lại không mang? Chưa đâu. Vài hôm nữa ta sẽ phát sinh ra cái món “Cứ đánh đi” nữa. Lúc đó sẽ chẳng ai sợ ăn đòn nữa.
 Kim Tỏa tò mò:
 – Cái món “quỳ dễ dàng” này của tỉ tỉ cột ở đầu gối thì không nói đi, còn cái món “Cứ đánh đi” tỉ tỉ định cột ở đâu chứ?
 Tiểu Yến Tử suy nghĩ, rồi nói:
 – Ờ hé! Nghĩ ra thì dễ mà cột thế nào đây?
 Minh Nguyệt hiến kế:
 – Từ đây về sau cát cát lót bông trong quần là được rồi.
 Tử Vy cười:
 – Vậy sao được. Lúc này trời nóng, mặc cái nệm đó trong người chắc cứ trúng gió mất!
 Mọi người cười ồ. Không khí trong phòng thật vui. Nhưng ngay lúc đó Tiểu Đặng Tử, Tiểu Trác Tử từ bên ngoài đã chạy vào bẩm:
 – Bẩm cát cát, Hoàng thượng đang ở thư phòng, gọi cát cát sang ngay!
 Tiểu Yến Tử vừa nghe nói, tái mặt:
 – Vậy là không xong rồi. Hoàng A Ma lại kiếm chuyện bắt ta viết “Vận may vận xui” hay “thùng lớn thùng nhỏ” gì nữa đây!


Chương 20


Tiểu Yến Tử vừa bước vào ngự thư phòng, nhìn lên đã thấy Vĩnh Kỳ, Nhĩ Thái đều có mặt. Ngoài họ ra còn có cả thầy giáo Kỷ Hiểu Phong ở đấy. Tiểu Yến Tử bối rối nhưng cũng hiểu là chắc mình lại phạm phải sai lầm gì nữa đây. Đầu gối của Tiểu Yến Tử vẫn còn hai miếng “quỳ dễ dàng”. Tiểu Yến Tử thích chí quỳ trước mặt vua, tung hô:
 – Hoàng A Ma kiết tường.
 – Đứng lên!
 Tiểu Yến Tử đứng dậy cảm thấy “cái món quỳ dễ dàng” này quả là hữu dụng, quỳ xuống chẳng thấy đau gối tí nào cả. Vì vậy muốn thử thêm lần thứ hai, nên Tiểu Yến Tử lại quỳ xuống trước mặt Kỷ sư bá, tâu:
 – Kỷ sư bá kiết tường!
 Nhưng sự việc này khiến thầy Kỷ Hiểu Phong giật mình, ông vội đỡ Tiểu Yến Tử dậy.
 – Mời cát cát đứng lên, sao lại hành đại lễ với tôi thế?
 Tiểu Yến Tử vừa đứng dậy, lại tiếp tục quỳ xuống trước mặt vua Càn Long:
 – Bẩm Hoàng A Ma, có phải hôm nay con lại phạm tội gì nữa ư?
 Vua Càn Long giật mình. Con bé này có lẽ bị hù dọa nhiều quá nên khủng hoảng đến vậy sao? Gặp gì cũng quỳ cả. Vua vội bảo:
 – Thôi đứng dậy! Đứng dậy đi! Khỏi quỳ nữa.
 Nhưng Tiểu Yến Tử lại nói:
 – Thôi để con quỳ vậy. Quỳ dù gì cũng sướng hơn là đứng!
 Vua Càn Long nghe không hiểu, nên lại chỉ tay:
 – Đã bảo con đứng dậy mà. Nào có phạt gì con đâu mà sao cứ quỳ mãi vậy?
 Bấy giờ Tiểu Yến Tử mới miễn cưỡng đứng dậy.
 Vua Càn Long lấy mấy quyển vở trên bàn lên, nói với Tiểu Yến Tử.
 – Hôm nay, trẫm đã cùng Kỷ sư bá xem xét bài vở của bọn con, xem chuyện học tập tiến triển cỡ nào. Xem bài của Vĩnh Kỳ và Nhĩ Thái ta thấy hài lòng, nhưng mà khi Kỷ sư bá đem bài của con làm cho ta xem, thì thật là ta muốn ngất xỉu luôn.
 Rồi vua Càn Long lấy một quyển tập đưa cho Tiểu Yến Tử.
 – Đây là bài thơ con làm phải không?
 Tiểu Yến Tử cần lên xem, đáp:
 – Dạ.
 – Vậy con đọc cho trẫm nghe xem nào?
 – Con thấy tốt hơn là không nên đọc ra.
 – Ta đã bảo con đọc thì cứ đọc, sao lại không nên đọc?
 Tiểu Yến Tử bất đắc dĩ cầm lên, đọc:
 Bước vào một căn phòng
 Bốn bên đều là vách
 Nhìn lên thấy con chuột
 Ngó xuống thấy gián bò
 Vĩnh Kỳ, Nhĩ Thái nhìn nhau, không nhịn được cười. Thầy Kỷ Hiểu Phong thì lúng túng vì thành quả dạy dỗ của mình. Vua Càn Long hỏi:
 – Con làm thơ gì mà kỳ vậy?
 Tiểu Yến Tử đáp tỉnh bơ:
 – Con làm thơ tả thực cơ mà! Hiện tại con sống trong hoàng cung, đương nhiên là cái gì cũng tốt, nhưng trước khi vào đây con đã ở trong cái phòng có hoàn cảnh như vậy. Vì vậy cái ông Lý Bạch gì đó viết được là: “Nhìn lên thấy trăng sáng, cúi xuống nhớ quê hương”. Điều đó là vì có thể nhà ông ta có cái cửa sổ to, ông ta lại nằm ngủ bên cửa sổ nên mới trông thấy trăng sáng. Còn cái phòng mà con đã ở, cửa sổ nhỏ xíu, nên nhìn lên chỉ thấy chuột chạy trên kèo nhà kêu chít chít. Còn chuyện những con gián ư? Cũng là “tả thực” thôi.
 Vua Càn Long trợn mắt:
 – Con còn dám cho đó là “tả thực” ư?
 Tiểu Yến Tử thấy vua không hài lòng, vội nói:
 – Nếu Hoàng A Ma không muốn thì lần sau không viết “tả thực” nữa là xong.
 Vua Càn Long lại lấy một bài thơ khác ra, hỏi:
 – Bài thơ này cũng là của con viết hả?
 Tiểu Yến Tử cầm lên xem, rồi gật đầu.
 – Có thể đọc cho trẫm nghe được không?
 – Không đọc không được sao?
 – Không được.
 Vua nói, Tiểu Yến Tử đành phải đọc.
 Trước cửa một con chó
 Đang gặm một cục xương
 Đâu lại một con khác
 Thế là đánh vỡ đầu
 Vĩnh Kỳ và Nhĩ Thái lại cố nén cười, đau bụng không chịu nổi. Ông Kỷ Hiểu Phong cũng không nhịn được. Trong khi vua Càn Long trừng mắt:
 – Thơ vậy mà cũng là thơ ư? Thế mà dám nộp bài?
 Tiểu Yến Tử gãi đầu nói:
 – Con biết làm sao bây giờ? Sư bá nói: “Cát cát muốn viết về một đề tài nào cũng được. Đánh lộn hay chó giành xương cũng tốt, miễn sao có một bài thơ nộp cho tôi là được”. Vì vậy con nghĩ tới nghĩ lui sau cùng thấy “tả thực” đi. Vì quỷ đánh nhau con chưa thấy, chứ chó cắn lộn thì con gặp hoài. Thế là con viết bài thơ này, có điều bài thơ hơi thiếu vì con chưa lột tả được hết đề tài…
 Tiểu Yến Tử nói tới đó quay sang thầy Kỷ Hiểu Phong cầu cứu. Kỷ Hiểu Phong vội chen vào:
 – Bẩm Hoàng thượng, cát cát như vậy là đã tiến bộ nhiều rồi đấy. Bây giờ cát cát đã chịu học. Đôi khi có sử dụng một vài từ không nhã thì từ từ uốn nắn. Như vậy rồi sẽ tiến hơn.
 Vĩnh Kỳ cũng bước tới nói:
 – Bẩm Hoàng A Ma. Trước đây Tiểu Yến Tử chỉ biết có mấy chữ lõm bõm. Bây giờ đã làm được đến hai bài thơ thế này là đã tiến bộ lắm rồi. Không nên ép cô ấy phải làm việc nhiều hơn, sợ rồi gặp chữ sẽ phát hoảng.
 Nhĩ Thái cũng chen vào:
 – Con biết thì ngay cả thơ, cát cát cũng đã phân biệt được thế nào là “Ngũ ngôn” cái nào là “Thất ngôn”, vậy là hay lắm rồi. Cát cát học trễ mà tiến bộ như vậy, là nhờ công thầy và sự cố gắng của bản thân nữa.
 – Hừ!
 Vua Càn Long nhìn Tiểu Yến Tử cơn giận giảm bớt một phần, nhưng vẫn làm ra vẻ không hài lòng:
 – Làm thơ dở như vậy mà còn có người biện hộ bao che giùm thật hết biết.
 Rồi ông lấy trên bàn thêm mấy bài thơ nữa đưa cho Tiểu Yến Tử:
 – Con đọc thêm mấy bài này cho trẫm nghe coi.
 Tiểu Yến Tử thở ra, lấy hơi đọc:
 Hôm qua chẳng được bài thơ
 Hôm nay làm tiếp lệ rơi hai hàng
 Ngày ngay cứ mãi làm thơ
 Chắc là có nước theo ông theo bà!
 – Bài này cũng gọi là “tả thực” đấy ư?
 – Dạ.
 – Làm thơ khổ như vậy đó hả con?
 – Chắc là như vậy!
 – Còn dám chắc là nữa ư?
 – Dạ nếu không nói vậy là nói dối, mà như vậy là phạm tội khi quân!
 Vua Càn Long nghe vậy vỗ bàn, cầm một bài thơ khác lên hỏi:
 – Thế còn bài này? Bài này không phải là “phạm tội khi quân” ư? Ai viết cho con đấy? Hãy thành thật nói ngay. Bài thơ này tuy có sử dụng ngôn ngữ của con. Nhưng rõ ràng là cách sử dụng từ không phải do con làm ra. Bài này do Vĩnh Kỳ hay Nhĩ Thái viết đây?
 Vĩnh Kỳ và Nhĩ Thái xem đều lắc đầu.
Phan_1
Phan_2
Phan_3
Phan_4
Phan_5
Phan_6
Phan_7
Phan_8
Phan_9
Phan_10
Phan_11
Phan_12
Phan_13
Phan_14
Phan_15
Phan_16
Phan_17
Phan_18
Phan_19
Phan_20
Phan_21
Phan_23
Phan_24
Phan_25
Phan_26
Phan_27
Phan_28
Phan_29
Phan_30
Phan_31
Phan_32
Phan_33
Phan_34
Phan_35
Phan_36
Phan_37 end
Phan_Gioi_Thieu
Nếu muốn nhận thông tin bài viết mới của trang thì like ở dưới hoặc truy cập trực tiếp CLICK

TRANG CHỦ
Truyện Teen   Ngôn Tình   Đam Mỹ   Bách Hợp   Mẹo Hay   Trà Sữa   Truyện Tranh   Room Chat   Ảnh Comment   Gà Cảnh   Hình Nền   Thủ Thuật Facebook  
Facebook  Tiện Ích  Xổ Số  Yahoo  Gmail  Dịch  Tải Opera  Đọc Báo 

Lưu địa chỉ wap để tiện truy cập lần sau. Từ khóa tìm kiếm: chatthugian

C-STAT .